Phục chế tranh như “chọn mặt gửi vàng” - Học Cắt Tóc Tại Hà Nội

Breaking News

Phục chế tranh như “chọn mặt gửi vàng”

Bảo vệ tác phẩm hội họa trước sự bào mòn của thời gian luôn là một công việc vô cùng khó. Dẫu biết thời gian, điều kiện khí hậu và cách bảo quản là những yếu tố âm thầm có thể làm hư hại những tác phẩm hội họa nhưng nếu rơi vào tay những người không có chuyên môn thì càng làm cho tình trạng tác phẩm nặng nề hơn. Tuy vậy, để phát triển một thị trường mỹ thuật bền vững, đảm bảo mục đích sưu tập và đầu tư cho khách hàng thì chất lượng nghệ thuật luôn là yếu tố cốt lõi, cần có quy trình làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là với công việc phục chế tranh.

Một sự kiện đáng buồn liên quan đến công tác bảo quản, phục chế tranh được dư luận quan tâm gần đây nhất là sự việc bức tranh sơn mài Vườn Xuân Trung, Nam, Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hại nhưng lại được một người thợ mỹ nghệ vệ sinh bằng nước rửa chén. Sự hư hại ấy càng nặng nề hơn bởi những chất xúc tác và những hành động thiếu kinh nghiệm, không đáng có.

phuc che tranh nhu "chon mat gui vang" hinh 1
Ảnh chụp tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc trước khi làm vệ sinh. (Ảnh: Họa sĩ Nguyễn Xuân Việt được Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cung cấp trong cuộc họp thẩm định)

Họa sĩ Nguyễn Quốc Huy - người chuyên về dòng tranh sơn mài cho rằng: sơn mài là sở trường của không ít họa sĩ trong nước. Trong khi công việc phục chế và đào tạo chuyên gia phục chế ở nước ta đang gặp nhiều trở ngại về nhân sự, thiếu trang bị kĩ thuật và phương tiện thì ít ra việc huy động tri thức của những người có nghề không quá mất nhiều thời gian và công sức. Đáng lẽ ra, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh phải đưa việc phục chế tham vấn ý kiến của hội đồng khoa học và thực hiện từng bước một.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đưa ra ví dụ: "Ta sẽ chọn 1 trong số đó một vị trí không quá hiểm hóc, khoảng 1-2 cm để thử nghiệm. Đó là cách tôi đã từng thử nghiệm trên tranh của mình nhưng với những tác phẩm lớn, ta vẫn tiếp tục thử nghiệm, đưa ra trao đổi với mọi người. Nếu mọi người đồng ý thì ta lại tiếp tục".

Nếu như phục chế tranh sơn mài thuộc về sở trường của nước ta thì phục chế tranh lụa, tranh sơn dầu cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Trên thực tế, đã có một số trường hợp phục chế thành công, ví dụ như tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản, phục chế tranh sơn dầu bằng sự hỗ trợ của chuyên gia Đức. Mới đây việc phục chế bức tranh “Tắm” của họa sĩ Lê Phổ, do chuyên gia Đức Christian Campion và nhà đấu giá Lý Thị thực hiện đã nhận được nhiều lời khen của giới chuyên môn. Quá trình làm việc của chuyên gia mất 1 năm, quan trọng là theo dõi tình trạng của bức tranh trong điều kiện khí hậu không ổn định tại Hà Nội. Với những khảo sát chi tiết trong suốt quá trình làm việc, nhà phục chế đã bảo quản được bức tranh như mong muốn, trở lại tình trạng ổn định và loại bỏ nguy cơ xâm hại.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long, việc phục chế là một bước nhưng bảo quản, trưng bày trong môi trường ổn định là bước tiếp theo rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ của tác phẩm nghệ thuật. Đáng lẽ ra sau khi phục chế thì tác phẩm hội họa phải có độ bền cao, thậm chí là sau 10 năm, 20 năm phải có độ ổn định chứ không thể cứ tiếp tục xuống cấp.

"Nếu bạn đi Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam xem bức tranh rất điển hình, được cho là của cụ Lê Văn Miến - bức “Bình văn” thì cứ 5 năm, 10 năm vào thấy khác hẳn. Bây giờ tranh gần như hỏng, một đám mốc rất lớn dưới bức tranh, làm tranh tối đen. Có lẽ bảo tàng đã đầu tư vào phục chế bức tranh đó rất nhiều nhưng vẫn chưa khắc phục được" - TS Phạm Long cho biết.

Phủi bụi và trát màu không thể gọi là phục chế tranh. Cần biết điểm dừng khi chạm vào một tác phẩm mỹ thuật đã bị hư hại để chờ điều kiện đủ rồi mới tiếp tục mới gọi là sự chuyên nghiệp. Đó cũng là kinh nghiệm mà TS Phạm Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế chia sẻ sau khóa học cùng các chuyên gia phục chế tranh người Đức: "Điều này tôi có thể lấy ví dụ ở Huế, khi trường mỹ thuật tham gia giúp phục chế tranh của một số họa sĩ Việt kiều của Huế nhưng chúng tôi đã có những sai lầm là chỉ phủi bụi rồi dùng những màu tương tự để tô lại. Chúng tôi làm rất giống và tác giả rất hài lòng nhưng chỉ 5 năm sau hậu quả là nó bị bong tróc vì chúng tôi không để ý phần nền tranh".

phuc che tranh nhu "chon mat gui vang" hinh 2
Ảnh chụp tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc sau khi làm vệ sinh (Ảnh: Mai Thụy)

Bức tranh sơn mài Vườn Xuân Trung, Nam, Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hại nhưng lại được một người thợ mỹ nghệ vệ sinh bằng nước rửa chén. Bức “Bình văn” của cụ Lê Văn Miến gần như hỏng, một đám mốc rất lớn dưới bức tranh, làm tranh tối đen. Phục chế tranh của một số họa sĩ Việt kiều của Huế đã có những sai lầm là chỉ phủi bụi rồi dùng những màu tương tự để tô lại, chỉ 5 năm sau là bị bong tróc.

Tại nước ta, không ít bức tranh bị hư hại, đang xếp trong kho chờ phục chế. Trong khi đó, nhân sự cho ngành bảo quản và phục chế tác phẩm nghệ thuật còn thiếu và yếu. Tiến hành phục chế tranh sơn dầu và tranh lụa, cơ bản vẫn phải nhờ đến các chuyên gia nước ngoài.

Ông Trần Dũng Tiến, Giám đốc Trung tâm bảo quản, tu sửa tác phẩm mỹ thuật (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) cho biết: Trước đây khi chưa được tiếp xúc với những đợt tập huấn, làm việc với chuyên gia thì phần lớn những bức tranh có tình trạng bong, rộp thì việc xử lý không thể nào thực hiện được vì không có kinh nghiệm. Thứ hai là cũng không có những chất liệu đặc chủng cũng như những thiết bị kèm theo.

Sau nhiều lần làm việc, đến năm 2012, chuyên gia Nhật đã giúp Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và gia đình phục chế ba bức tranh lụa của danh họa Nguyễn Phan Chánh: “Hun thuyền”, “Đốn củi”, “Cô gái cưỡi bò qua sông” và được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc phục chế tranh sơn dầu cần sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức cũng phải mất hàng năm trời mới được một tác phẩm. Có rất nhiều bức tranh bị hư hại đang xếp kho và cần được phục chế và cũng có không ít trong số đó phải tạm dừng để chờ điều kiện đủ mới thực hiện tiếp... Công việc phục chế tranh không chỉ là thời gian mà còn là sự chuyên nghiệp nếu không rất nhiều giá trị tinh thần sẽ bị tổn hại, không phải vô tình mà bởi sự thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm./.

Bài tiếp theo của phóng sự "Thị trường mỹ thuật Việt Nam: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”, chúng tôi sẽ đề cập chủ đề "Nên hay không nên công khai giá tranh ?".

VOV.VN -Để xây dựng thị trường mỹ thuật minh bạch, uy tín cần quan tâm đến việc đẩy lùi nạn tranh giả, tranh chép, thúc đẩy sự sáng tạo của các họa sĩ trẻ…

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi

Day Nghe Toc Gia Re / Hoc Cat Toc Tai Ha Noi / Tin Tuc Game Hot