Nhật ký giãn cách: Đâu phải ai cũng có cơ hội để lựa chọn - Học Cắt Tóc Tại Hà Nội

Breaking News

Nhật ký giãn cách: Đâu phải ai cũng có cơ hội để lựa chọn

Nhật ký giãn cách kỳ này chuyển tải góc nhìn tích cực của nhà báo Trương Công Thủy và những bức tranh đầy năng lượng về TP. Hồ Chí Minh những ngày chống dịch Covid-19 của họa sĩ Lê Sa Long.

Nhật ký giãn cách: Không phải ai cũng còn cơ hội để lựa chọn - Ảnh 1.

Họa sĩ Lê Sa Long quê ở Sa Đéc (Đồng Tháp), lớn lên ở Quy Nhơn (Bình Định) nhưng anh học tập và lập nghiệp tại TP.HCM và gắn bó với nơi đây khoảng 30 năm. Tác phẩm: “Hồ Con Rùa ngày giãn cách” của họa sĩ Lê Sa Long. (Ảnh: NVCC)

Nhiều người không thích ví việc chống Covid-19 với chiến tranh, bản thân tôi lúc đầu cũng thấy không xuôi tai lắm với các khẩu hiệu kiểu như: mỗi bệnh viện, trường học, gia đình… là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ… Nhưng tôi thừa nhận, dịch bệnh rất giống với chiến tranh ở khía cạnh "tổn thất nhân mạng". 

Những con số người chết hằng ngày không phải là những con số đơn thuần nữa, mà đó là những lát cắt trong tâm khảm. Bởi vì trong số người chết đấy, có những người tôi biết, có những người tôi quen, có người từng là đồng nghiệp, bạn bè. Và, dượng tôi đã mất vì Covid-19 tháng trước, đến khi họ hàng người thân thiết của tôi cũng có người mất vì Covid-19, thì rõ ràng dịch bệnh, cũng như chiến tranh, đã len lỏi vào từng ngõ ngách, từng gia đình. Không ai biết hôm nay, ngày mai, ngày mốt, ngày sau nữa, người quen hay người thân thiết của mình, hay có thể chính bản thân mình, sẽ thành bệnh nhân Covid-19.

Nhật ký giãn cách: Không phải ai cũng còn cơ hội để lựa chọn - Ảnh 2.

Tháng 10/2020, họa sĩ Lê Sa Long tổ chức triển lãm bộ tranh "Khẩu trang và người nổi tiếng" cùng tập sách ảnh cùng tên. Sau đợt triển lãm này, anh bán được 12 bức tranh và trích ra 80 triệu đồng đóng góp cho quỹ người nghèo, quỹ phòng chống Covid-19. Tác phẩm: “Cửa hàng không đồng - nét đẹp người Sài Gòn, san sẻ khó khăn cùng vượt qua dịch bệnh” của họa sĩ Lê Sa Long.

Dượng có thể đã không chết, nếu được tiêm vaccine sớm, loại nào cũng được, vẫn có xác suất để sống cao hơn không tiêm. Cho nên, tôi thấy những người đang tranh cãi, thậm chí chửi rủa như mổ bò quanh chuyện vaccine của nước nào sản xuất, nên tiêm hay không tiêm, thật tệ. 

Họ là những người cực kỳ may mắn. Họ may mắn vì họ vẫn đang có quyền chọn lựa, họ được quyền chọn lựa, được quyền chờ đợi… còn rất nhiều người khác, như dượng tôi, không có cơ hội chọn lựa, không có cơ hội chờ đợi nữa, vì Covid-19 nó cũng không đợi...

Nhật ký giãn cách: Không phải ai cũng còn cơ hội để lựa chọn - Ảnh 3.

Tác phẩm: “Bé đi cách ly” của họa sĩ Lê Sa Long. Đây là bức tranh xúc động về một bé gái 5 tuổi (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) trong trang phục bảo hộ bước lên xe cứu thương để được đưa đi điều trị do không may mắc Covid-19. Tác phẩm được họa sĩ vẽ từ hình ảnh trong clip do một điều dưỡng quay được.

Dịch giã, giãn cách, thiếu ăn, mất tự do, bao nhiêu người khó, người khổ. Nhưng thật ra, cái khổ đó vẫn chưa bằng một góc chiến tranh đâu. Tôi chưa trải qua chiến tranh, chiến tranh ở Việt Nam, rồi cuộc chiến Campuchia tôi còn nhỏ và nó rất xa, chỉ bị dư chấn, ảnh hưởng gián tiếp… nhưng tôi đã gặp và nghe từ rất nhiều người trải qua cuộc chiến, là nạn nhân cuộc chiến thì những gì diễn ra năm qua, mấy tháng qua, so với chiến tranh, nói theo từ dân gian: "Chỉ là muỗi". 

Nhiều người, nhất là trẻ tuổi, hở một chút là hô chiến tranh, đòi chiến tranh, những "anh hùng bàn phím" đấy có hình dung chiến tranh là thế nào không? Mất mát tổn thất thế nào không? Đau khổ thế nào không? Hay cứ tưởng chiến tranh giống trong phim Mỹ, phim Hàn hay trong game?

Nhật ký giãn cách: Không phải ai cũng còn cơ hội để lựa chọn - Ảnh 4.

Tác phẩm: “Dòng sữa ngọt ngào” của họa sĩ Lê Sa Long. Bức tranh được vẽ từ bức ảnh nữ bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy mặc đồ bảo hộ, một tay bế em bé F0, một tay cho bé bú tại khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM.

Nhiều người than thở, giãn cách bị thiếu đói do lương thực thực phẩm gián đoạn. Chẳng vui gì khi con người buổi sáng ngủ dậy nghĩ tới cái tủ lạnh, và nhìn mâm cơm dọn ra có… "cặp vợ chồng rau muống" (từ trong một tiểu phẩm cũ của nghệ sĩ Xuân Hương). Tuy nhiên, là người luôn cố nhìn vào yếu tố tích cực của một chuyện không may không thể tránh được. Tôi chỉ nghĩ, bình thường người ta luôn nghĩ đến chuyện giảm cân, tìm cách giảm cân, thậm chí, thất bại nhiều lần trong chuyện giảm cân. Vậy sao không nghĩ dịch bệnh là một cơ hội tuyệt vời để giảm cân?

Lúc cơm no áo ấm, thực phẩm thừa mứa, nhiều người còn đi thanh lọc cơ thể là hầu như không ăn trong hơn một đến hai chục ngày, chỉ uống chút nước dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Vậy trong dịch này sao không tận dụng được ở nhà để thanh lọc cơ thể? 

Tất nhiên, cuộc sống lúc này "hổng có vui" như bình thường. Nhưng hãy lạc quan lên, chúng ta đang đến gần với những ngày đã có thể nới lỏng thêm một chút!

Nhật ký giãn cách: Những ngày đang sống – nơi đăng tải những câu chuyện, những suy nghĩ, những cảm xúc của mỗi người về những ngày đang sống giữa đại dịch Covid-19. Thư xin gửi về: camthuydv.ntnn@gmail.com

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi

Day Nghe Toc Gia Re / Hoc Cat Toc Tai Ha Noi / Tin Tuc Game Hot