Nghe già làng ở Đà Nẵng kể chuyện nên duyên vợ chồng nhờ tiếng đàn Ta lư - Học Cắt Tóc Tại Hà Nội

Breaking News

Nghe già làng ở Đà Nẵng kể chuyện nên duyên vợ chồng nhờ tiếng đàn Ta lư

Đến nay, ông vẫn làm bạn với tiếng đàn Ta lư của người đồng bào Cơ Tu và tích cực tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian của dân tộc mình.

Âm sắc của núi rừng Trường Sơn

Đến Tà Lang, hỏi về Già làng ALăng Mỹ thì ai cũng đều biết. Bởi ông không chỉ là một cây cao bóng cả của làng, mà còn là người duy nhất chơi thành thạo đàn Ta lư – một nhạc cụ truyền thống gắn bó với đời sống tinh thần của người đồng bào Cơ Tu. Ông là người luôn tâm huyết gìn giữ văn hóa, nghề truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 1.

Ông ALăng Mỹ gắn bó với tiếng đàn Ta lư đã hơn 50 năm. Ảnh: T.N.

Dưới gốc đa trước sân nhà, ông ALăng Mỹ đàn cho vợ là bà Trần Thị Triển (64 tuổi) nghe lại bản nhạc giao duyên mà ngày xưa ông từng đàn cho bà nghe và rồi cũng từ đó họ nên duyên vợ chồng.

Ông ALăng Mỹ phấn khởi nói: "Khi tiếng đàn Ta lư vang lên, tôi như quên đi sự oi ả, nóng nực của ngày hè nắng cháy. Khi xưa, các nghệ nhân trong làng tạo ra những cây đàn Ta lư và rồi truyền từ đời này qua đời khác, được người làng gìn giữ và sử dụng làm một nhạc cụ không thể thiếu được trong các buổi văn nghệ, lễ hội, nam nữ tỏ bày tình cảm".

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 2.

Ông ALăng Mỹ là người duy nhất chơi thành thạo đàn Ta lư ở thôn Tà Lang. Ảnh: T.N.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 3.

Cây đàn Ta lư được ông ALăng Mỹ nâng niu, trân quý như một người bạn tri kỷ. Ảnh: T.N.

Khi còn theo lưng cha lên nương rẫy, âm thanh từ chiếc đàn nhỏ nhắn vừa đủ bỏ trong chiếc gùi đã làm ông say mê tự lúc nào không hay. Theo năm tháng, âm thanh thổn thức ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ của ông, nhắc nhở ông luôn nhớ về quê hương, nguồn cội.

Năm lên 10 tuổi, ông ALăng Mỹ đã phải sang Lào để mưu sinh. Trong nỗi nhớ quê da diết, ông nhớ đến âm thanh trong trẻo của tiếng đàn Ta lư và tự mày mò cách chế tác đàn để nguôi ngoai nỗi niềm.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 4.

Đàn Ta lư truyền thống của người Cơ Tu có 2 dây, sau này được ông chế tác thành 3 hoặc 4 dây để chơi được nhiều làn điệu dân ca. Ảnh: T.N.

Ông dùng gỗ trắc để cắt gọt thành một cây đàn Ta lư cơ bản, tuy hình thức ban đầu không được thẩm mỹ, nhưng âm thanh đã gần giống với cây đàn Ta lư của nghệ nhân làm. Khi về lại bản làng Cơ Tu, ông mới có đủ điều kiện để gọt dũa tỉ mỉ cho cây đàn một hình hài đẹp mắt, điều chỉnh sao cho chuẩn âm nhất.

Ông ALăng Mỹ chia sẻ, đàn Ta lư ngày xưa được làm bằng tre, dễ làm và không tốn nhiều thời gian. Còn hiện nay, nguyên liệu để làm đàn chủ yếu là gỗ mít. Cây gỗ mít sau khi đốn hạ sẽ được cưa thành từng đoạn dài khoảng 1m, rồi phơi khô từ 1-2 tháng và bắt đầu đục đẽo.

Giữ gìn bản sắc dân tộc

Đàn Ta lư có chiều dài khoảng 70cm, cuối cần đàn là bộ phận tăng âm được đục lõm và có gắn các chốt điều chỉnh âm thanh. Ngoài cây đàn Ta lư truyền thống có 2 dây, ông ALăng Mỹ đã chỉnh sửa, chế tác thêm loại đàn có 3 hoặc 4 dây để đệm được nhiều làn điệu dân ca, nhưng vẫn giữ được âm thanh êm ái, trong trẻo như cây đàn Ta lư nguyên thủy.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 5.

Dùng tiếng đàn thay cho lời nói tỏ tình, vợ chồng ông đã nên duyên nợ. Ảnh: T.N.

Theo ông ALăng Mỹ, làm ra một cây đàn Ta lư tuy đơn giản, nhưng mất khá nhiều thời gian để tỉ mẫn điều chỉnh từng phím đàn sao cho đúng âm thanh chuẩn. Ở công đoạn này, đòi hỏi người chế tác phải am hiểu các làn điệu dân ca thì mới có thể đặt phím đúng vị trí, để âm thanh cây đàn luôn trong trẻo nhất.

Đàn Ta lư được dùng làm nhạc cụ trong các dịp lễ hội với không khí vui tươi, nhộn nhịp hoặc trong lúc nông nhàn, thảnh thơi…. Đặc biệt, không sử dụng đàn trong đám ma, đám giỗ.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 6.

Già ALăng Mỹ còn là một nghệ nhân điêu khắc tượng gỗ Cơ Tu. Ảnh: T.N.

Cầm trên tay chiếc đàn Ta lư đã cũ, ông ALăng Mỹ bùi ngùi nói: "Chiếc đàn này do tôi tự tay chế tác khi làm việc ở nước bạn Lào, tự gọt gỗ và lấy dây phanh xe đạp làm dây đàn. Tôi rất trân quý nó, ai hỏi cũng không bán, bởi nó không chỉ gắn liền với nhiều kỷ niệm thời trai trẻ, mà còn được tôi quý trọng như một người bạn tri kỷ, theo tôi đi qua những thăng trầm trong cuộc sống".

Vì lẽ đó, ông nâng niu, cất giữ cây đàn Ta lư như một kỷ vật trong rương, gói vải cẩn thận.

Người chơi học khoảng 1 tuần là có thể đánh được nhạc cụ này, âm thanh đàn phát ra trong trẻo, vui tươi. Người chơi đàn có thể vừa đánh đàn vừa hát, đặc biệt là đàn Ta lư không phân biệt già, trẻ, gái, trai.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 7.

Ông ALăng Mỹ luôn tích cực giữ gìn văn hoá, truyền thống của người đồng bào Cơ Tu và đã nhận được nhiều giấy khen. Ảnh: T.N.

Tiếng đàn Ta lư để giải trí lúc nghỉ ngơi, ru con, cầu mưa thuận gió hòa, mừng lễ hội…. Mượn tiếng đàn Ta lư, chàng trai Cơ Tu bày tỏ tình cảm với cô gái, người con gái hát giao duyên đối đáp và từ đó họ nên duyên vợ chồng.

Già ALăng Mỹ đã từng làm và bán 4 cây đàn Ta lư với giá 1 triệu đồng/cây. Vào mùa du lịch, khách thập phương tìm đến xã Hòa Bắc và trải nghiệm dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng. Ông tham gia biểu diễn múa cồng chiêng, múa tung tung da dá hoặc đánh đàn Ta lư phục vụ du khách, được trả 100.000-150.000 đồng/buổi.

Đà Nẵng: Người già làng nặng lòng với tiếng đàn Ta lư - Ảnh 8.

Tham gia biểu diễn đàn Ta lư phục vụ du khách, ông nhận được 100.000-150.000 đồng/1 buổi. Ảnh: T.N.

Không chỉ là một người có tâm hồn nghệ sĩ, say sưa trong tiếng đàn Ta lư, ông ALăng Mỹ còn là một nghệ nhân điêu khắc gỗ. Những tác phẩm điêu khắc tượng gỗ Cơ Tu của ông được trưng bày ở nhà Gươl, nhà mồ (mộ) với ý nghĩa tượng trưng cho thần linh xua đuổi tà ma, ngăn chặn những điều xấu xa, bảo vệ dân làng….

"Ở làng này chỉ có 3 người lớn tuổi biết chơi đàn Ta lư, chứ không có thanh niên nào đam mê âm sắc truyền thống này nữa. Bởi trước nhiều phương tiện giải trí hiện đại, lớp trẻ có nhiều niềm vui hơn nên ít ai quan tâm đến nhạc cụ truyền thống. Tiếng đàn Ta lư đã ăn sâu vào trong tâm trí của tôi từ tấm bé, vì thế còn khoẻ mạnh thì tôi còn vang tiếng đàn, gửi nỗi niềm vui buồn về với núi rừng Trường Sơn….", già ALăng Mỹ trầm tư nói.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi

Day Nghe Toc Gia Re / Hoc Cat Toc Tai Ha Noi / Tin Tuc Game Hot